Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
'Gió đã xoay chiều' trong quan hệ Trung–Nhật
Khi nói đến Nhật Bản, Trung Quốc dường như bị “dị ứng”. Trong các vấn đề an ninh, Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán, cụ thể là gần đây, Bắc Kinh đơn phương tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, nhưng về kinh tế, hai nước này vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bắt đầu tách biệt giữa kinh tế và chính trị.

 



 


Điều này cho thấy một sự đảo ngược lớn so với năm ngoái, khi Bắc Kinh cho rằng có thể tận dụng sự phụ thuộc của Nhật Bản vào thị trường của Trung Quốc khiến Tokyo phải nhượng bộ về vấn đề chủ quyền. Vào mùa hè và mùa thu năm 2012, nhiều cuộc biểu tình lớn nổ ra tại Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Nhật Bản sau khi Tokyo quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền) từ một chủ sở hữu tư nhân của nước này.

 

Một dấu hiệu chứng minh về sự tách biệt trên từ phía Trung Quốc đó là trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề chủ quyền giữa hai nước gia tăng thì phương tiện truyền thông nước này đưa tin về chuyến thăm của một phái đoàn doanh nghiệp cấp cao Nhật Bản đến Bắc Kinh vào tháng 11/2013. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, CCTV cho biết, hai bên đang "bỏ qua bế tắc ngoại giao để tìm kiếm các mối quan hệ kinh tế tốt hơn". Rõ ràng, việc bình thường hóa quan hệ kinh tế có thể đã bị gián đoạn từ việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã viếng thăm đền Yasukuni ngày 26/12 vừa qua. Nếu không, quan hệ kinh tế (không phải quan hệ chính trị) giữa hai nước có thể sẽ tốt hơn nhiều so với tình hình hiện nay.

 

Sự tách biệt này đã hạn chế những cách thức mà Bắc Kinh đang theo đuổi để gây áp lực đối với Tokyo, hoặc gây áp lực đối với Thủ tướng Abe thông qua việc tạo áp lực đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Ngược lại, nó buộc Trung Quốc phải dựa vào các chính sách, chẳng hạn như ADIZ, điều có thể làm cho các nước láng giềng khác ở châu Á xa lánh. Cụ thể, ADIZ mà Trung Quốc vừa tuyên bố không chỉ bao phủ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà còn chồng lấn với ADIZ của Hàn Quốc. Hơn nữa, ADIZ của Trung Quốc không giống như của các quốc gia khác, sẽ ảnh hưởng đến máy bay chở khách dân sự của nhiều quốc gia đi qua khu vực này. Điều này làm tăng thêm cảm giác trong khu vực rằng Bắc Kinh đã chuyển từ chiến thuật "tấn công quyến rũ" để theo đuổi tham vọng lãnh thổ và lãnh hải ngày càng quả quyết hơn.

 

Điểm mấu chốt trong việc đảo ngược chiến thuật của Bắc Kinh đối với Tokyo so với năm ngoái đó là thực tế nền kinh tế Trung Quốc vẫn cần Nhật Bản như Nhật Bản cần Trung Quốc. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đều đến từ Nhật Bản (ví dụ, ổ đĩa flash của Toshiba sử dụng trong iPhone được lắp ráp tại Trung Quốc). Trong tháng 10/2013, các giám đốc điều hành từ 10 công ty hàng đầu Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông đã đến thăm Nhật Bản, làm việc với các đối tác như Yoshihide Suga, Tổng thư ký nội các Nhật Bản và Hiromasa Yonekura, người đứng đầu Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Sau đó, cũng trong tháng, Yonekura dẫn đầu một phái đoàn kinh tế đến Bắc Kinh và đã được Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đón tiếp. Báo chí Trung Quốc đã đăng tải bình luận của Xu Dunxin, cựu đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản: "Chúng tôi hy vọng các kênh liên lạc giữa các doanh nghiệp hàng đầu hai nước sẽ góp phần làm giảm căng thẳng trong mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản".

 

Việc bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa hai bên được thể hiện rõ nhất trong số liệu nhập khẩu của Trung Quốc: Sau các cuộc biểu tình tẩy chay hàng hóa của Nhật Bản tại Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã giảm 26% từ giữa tháng 7/2012 và tháng 2/2013. Nhưng sau đó, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã tăng trở lại gần bằng mức trước khủng hoảng. 

 

Bên cạnh đó, doanh số bán hàng của các công ty Nhật có chi nhánh ở Trung Quốc cũng đang hồi phục. Đặc biệt là trong lĩnh vực xe ô tô, Toyota đang trên đà đạt được doanh số bán hàng kỷ lục. Nissan, tập đoàn sản xuất xe của Nhật Bản lớn nhất tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi doanh số bán hàng kể từ cuối tháng 11/2013 và Honda cũng vậy. 

 

Mặc dù những con số trên có vẻ đầy hứa hẹn, nhưng chính quyền địa phương các tỉnh của Trung Quốc vẫn có lý do để lo lắng, cụ thể là đã có sự suy giảm trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản (FDI) vào Trung Quốc. Giới doanh nghiệp Nhật Bản luôn có truyền thống là các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tính đến quý 3/2013, FDI của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm 36 % so với năm 2012. 

 

Hiện nay, Bắc Kinh đã có dấu hiệu cho thấy sự phục hồi quan hệ kinh tế với Nhật Bản trong khi vẫn duy trì chính sách an ninh cứng rắn. Nhưng các chuyên gia vẫn trông đợi vào một triển vọng nhiều hơn thế trong mối quan hệ giữa hai bên. Yang Bojiang , Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng việc cải thiện quan hệ kinh tế sẽ giúp “làm lành” mối quan hệ tổng thể giữa hai nước, “nếu mối quan hệ Trung - Nhật bị phá vỡ, không nước nào có thể chịu đựng nổi”. Để vượt qua bế tắc và thúc đẩy quan hệ song phương trở lại “thời kỳ hoàng kim”, điều quan trọng trong thời gian tới là hai nước phải là tăng cường hợp tác, giảm đối đầu và xử lý đúng đắn các vấn đề còn tồn tại, dựa trên một thực tế là “Trung Quốc không muốn đối đầu với Nhật Bản”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc "đánh bại" Mỹ vào năm 2020? (02-01-2014)
    4 điểm nóng của châu Á-Thái Bình Dương năm 2014 (02-01-2014)
    Chính trường thế giới 2013: Kẻ thắng người bại (1) (31-12-2013)
    Thông điệp năm mới 'phá tiền lệ' của Putin (31-12-2013)
    Cách nào để ngăn ngừa một cuộc chiến Nhật-Trung? (31-12-2013)
    Bị bỏ rơi, Triều Tiên sẽ nguy hiểm hơn trong năm 2014 (31-12-2013)
    Chính sách ngoại giao và giấc mơ Á-Âu của Tổng thống Putin (31-12-2013)
    Đức khuyên Nhật ‘trung thực với quá khứ' (31-12-2013)
    Thế giới 2014: Mong buồn phiền bỏ lại phía sau (31-12-2013)
    Trung Quốc: Sẽ không có đối thoại nào với thủ tướng Nhật (31-12-2013)
    Putin không cần phải ghen tỵ với Obama! (31-12-2013)
    "Vận đen" của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ (31-12-2013)
    Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ vào năm 2020? (31-12-2013)
    Nga, Trung Quốc dùng lại chiến thuật Chiến tranh Lạnh? (30-12-2013)
    Trung Quốc thao túng 'sân sau' của Mỹ (30-12-2013)
    Quan hệ Trung-Nhật căng thẳng cao độ (30-12-2013)
    Kỷ nguyên Thái Bình Dương chuyển động (30-12-2013)
    Tàu ngầm hiện đại nhất thế giới vào Biển Đông (28-12-2013)
    Xung đột vũ trang Trung-Mỹ liệu có xảy ra? (28-12-2013)
    Tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông và Biển Đông: Một năm nổi sóng! (28-12-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152891550.